Sau đợt Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, cục diện cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Khi đang có mặt ở chiến trường miền Nam với trọng trách Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, đồng chí Lê Đức Thọ được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương gọi gấp về Hà Nội để chuẩn bị sang Paris đảm đương sứ mệnh Cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trực tiếp đàm phán với đại diện Hoa Kỳ, về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Ngày 21/2/1970, phái đoàn Việt Nam DCCH gồm Cố vấn Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Xuân Thuỷ đã có cuộc tiếp xúc chính thức với phái đoàn Mỹ gồm Kissinger, Richard Smyer - chuyên gia về vấn đề Việt Nam và tướng V. Walters tại số 11, đường Darthe - Choisy – le – Roi thuộc vùng ngoại ô thủ đô Paris. Cuộc tiếp xúc đặc biệt cách nay đúng 52 năm này là bước chuyển để bắt đầu diễn ra các cuộc đàm phán riêng, bí mật giữa Lê Đức Thọ và Kissinger sau đó.

Trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc bấy giờ là Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy, song trên thực tế, đồng chí Lê Đức Thọ với vai trò cố vấn đặc biệt chính là “linh hồn” của phái đoàn Việt Nam, do cương vị và nhiệm vụ được trực tiếp Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó. Trước khi đoàn đàm phán lên đường, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đừng để nước Mỹ bẽ bàng, đừng xúc phạm nhân dân Mỹ vì Việt Nam chỉ chiến đấu với giới cầm quyền hiếu chiến của Mỹ, về nguyên tắc quyết không nhượng bộ song về phương pháp thì “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Cuộc đàm phán ở Paris thật sự là cuộc đấu trí giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và phía Mỹ, trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris, Việt Nam là một nước nhỏ và hầu như chưa có kinh nghiệm trong mặt trận ngoại giao, so với Mỹ là một nước lớn, có tiềm lực không chỉ quân sự và ngoại giao. Rất nhiều lần phái đoàn Mỹ đã trì hoãn hoặc đưa ra những đòi hỏi phi lý, không thể chấp nhận. Tuy nhiên Kissinger luôn phải tâm phục, khẩu phục trước những lý lẽ, lập luận đanh thép của Lê Đức Thọ.

Cố vấn đặc biệt của đoàn đàm phán phía Mỹ là Tiến sĩ Henry Kissinger, một người được xem là bộ óc thông thái của nước Mỹ song đã phải thừa nhận “đối thủ” Lê Đức Thọ: “Tôi có thể làm tốt hơn nếu như đối diện trên bàn đàm phán không phải là ông Lê Đức Thọ, đàm phán với ông Thọ quả là cân não!”. Và thực tế, Cố vấn Lê Đức Thọ là nhà ngoại giao có tầm nhìn chiến lược rất khôn khéo với tư duy “vừa đánh, vừa đàm”, kiên quyết về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, với tư cách là “Cố vấn đặc biệt” của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thông qua hoạt động trong các cuộc đàm phán công khai và bí mật, trong các buổi họp báo, chỉ đạo ra “Thông cáo báo chí”, Cố vấn Lê Đức Thọ đã góp phần quan trọng làm cho nhân dân tiến bộ trên thế giới hiểu rõ bản chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh do chính phủ Mỹ gây ra ở Việt Nam.

Từ cuộc tiếp xúc riêng đầu tiên này, sau đó tiếp tục diễn ra các cuộc đàm phán riêng, bí mật giữa Lê Đức Thọ và Kissinger. Theo ông Trịnh Ngọc Thái (nguyên trợ lý Trưởng đoàn đại biểu VNDCCH) có tổng cộng 36 cuộc gặp riêng trong thời kỳ họp hai bên và bốn bên và những vấn đề về thực chất thì bàn và giải quyết ở các cuộc gặp riêng này. Tuy nhiên, trong tất cả các cuộc đàm phán bí mật với Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ - Henry Kissinger hay trên bàn Hội nghị, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ đều nêu rõ thiện chí của nhân dân Việt Nam mong muốn chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, đồng thời khẳng định lập trường của nhân dân Việt Nam là kiên quyết chiến đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Bộ trưởng Xuân Thuỷ cùng Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ rời cuộc gặp riêng tại địa điểm của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở 11 phố Darthe. Nguồn : https://congluan.vn/co-van-dac-biet-le-duc-tho-va-nhung-khoanh-khac-dang-nho-tai-paris-post160689.html

 

Khi Hội nghị Paris ngày càng tỏ rõ dấu hiệu căng thẳng, ngày 21/2/1970, phái đoàn VNDCCH gồm Cố vấn Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Xuân Thuỷ đã có cuộc tiếp xúc chính thức với phái đoàn Mỹ gồm Kissinger, Richard Smyer - chuyên gia về vấn đề Việt Nam và tướng V. Walters. Sau cuộc tiếp xúc này bắt đầu diễn ra các cuộc đàm phán riêng, bí mật giữa Lê Đức Thọ và Kissinger. Ảnh chụp lại tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

 

Theo các nhà quan sát, trong đàm phán Paris, những cuộc gặp riêng giữa ông Lê Đức Thọ - cố vấn phái đoàn VNDCCH và ông Henry Kissinger - cố vấn phái đoàn Mỹ giữ vai trò quyết định then chốt. Theo ông Trịnh Ngọc Thái (nguyên trợ lý trưởng đoàn đại biểu VNDCCH tại Hội nghị Paris), “tổng cộng có 36 cuộc gặp riêng trong thời kỳ họp hai bên và bốn bên. Những vấn đề về thực chất thì bàn và giải quyết ở các cuộc gặp riêng này”.

 

"Cái khó trong ngoại giao đối với nhà đàm phán là lúc nào thì “nhu”, lúc nào thì “cương”, thậm chí lúc nào thì nặng lời với đối phương. Ông Lê Đức Thọ đã thành công trong việc ứng xử linh hoạt này, khiến Kissinger phải nể phục…”- nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên nhìn nhận. Ảnh: TTXVN

 

Cái bắt tay lịch sử giữa Cố vấn Lê Đức Thọ với Cố vấn Henry Kissinger sau khi ký Hiệp định Paris. Ảnh : Washingtonpost.com