Đến với Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, công chúng sẽ có dịp tìm hiểu về mô hình “Chuồng cọp” của nhà tù Côn Đảo. Mặc dù Bảo tàng chỉ tái hiện lại 02 ngăn phòng giam của nhà tù này nhưng nội dung về hậu quả của chế độ lao tù luôn thu hút khách tham quan. Một nhân vật nữ tù chính trị - Má sáu mù đã được Bảo tàng “phục dựng tượng” trong không gian này. Bên cạnh tái hiện hình thức giam cầm khắc nghiệt đối với tù nhân, mô hình còn gắn với nhiều câu chuyện về Má sáu mù - nữ cựu tù chính trị Nguyễn Thị Chỉ.

Má sáu sinh năm 1918, quê ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thời chiến tranh Má sống ở Sài Gòn và là cơ sở cách mạng, nuôi giấu cán bộ, làm công tác tuyên truyền, rải truyền đơn... Tháng 5/1968, cơ sở của Má bị lộ, Chính quyền Sài Gòn bắt Má và đày ra Côn Đảo. Má bị giam ở “Chuồng cọp”, đây là khu trại giam đặc biệt được giấu kín, không ai được biết về bí mật của khu giam này ngoài những tên cai ngục. Những tù nhân được đưa vào đây không mấy ai có cơ may sống sót trở về.

Má sáu là hình tượng của “Người mẹ giữa chốn địa ngục”, Má đã để lại nhiều tình cảm gần gũi, thân thương đối với các tù nhân Côn Đảo. Trong thời gian ở nhà tù Côn Đảo Má bị cai ngục lấy mủ cây xương rồng nhỏ vào mắt làm cho mắt Má bị mờ dần và sau đó mù hẳn do bị khủng bố bằng vôi bột. Dù sống trong bóng tôi nhưng Má vẫn sáng suốt trong đấu tranh chống chế độ hà khắc của nhà tù. Má rất quan tâm và chia sẻ những khó khăn đối với các tù nhân trong phòng giam, Má thường dùng bàn tay rờ rẫm từng người trên sàn xà lim chuồng cọp “để xem mấy đứa nhỏ nằm ngồi ra sao”, bị khảo tra đủ mọi hình thức Má vẫn không nao núng tinh thần. Má mù nhưng lòng Má sáng, những nữ tù bệnh tật hoặc bị tra tấn đi lại khó khăn, Má dìu từng bước đi và nói “Con làm mắt để má làm chân” và luôn miệng kể những câu chuyện hài để cùng nhau quên đi đau đớn. Đêm đêm Má dùng tay vuốt tóc các tù nhân nhỏ tuổi và thì thầm “Thương quá, con bé mà ở nhà là được cưng như trứng mỏng đây”. Sống trong ngăn phòng giam hạn hẹp nhưng lòng yêu thương của Má dành cho bạn tù thật bao la. Có lần cai ngục xáo trộn phòng giam để phân hóa đội ngũ tù nhân, đến giờ nhận cơm, Má lớn tiếng hỏi: “Bữa nay ăn gì đó bay?”. Mấy chị trả lời: “Có gì khác ngoài khô đắng Má ơi”. Lập tức, suất cơm có trứng luộc, canh rau dành cho má được Má trả về cho giám thị. Má tuyệt thực để đầu tranh và thà chết chứ không rời hàng ngũ. Má sát cánh đấu tranh cùng
bạn tù đầu tranh, dù tuổi cao, mù lòa, cơ cực nhưng Má luôn hướng theo con đường cách mạng và lạc quan, tin tưởng cuộc kháng chiên sẽ thành công. Trong trại giam Má thường ngâm các câu thơ:

Vì rủi phải mắc vành xiềng xích

Đành cắn răng thà chết không khai

Chết là chết cái hình hài

Sắt son một tấm gương đời treo cao...

Đầu năm 1970, Sài Gòn liên tiếp diễn ra các cuộc biểu tình của Hội sinh viên yêu cầu chính quyển trả tự do cho những học sinh, sinh viên đang bị giam ở Côn Đảo. Trước áp lực này, nhà cầm quyển buộc phải thả năm sinh viên đang bị giam tại chuồng cọp là: Cao Nguyên Lợi, Nguyễn Minh Trí, Trần Văn Long, Nguyễn Thanh Tòng và Nguyễn Tuần Kiệt. Khi ra khỏi nhà giam, những sinh viên đã quan sát, ghi nhớ toàn bộ vị trí, lỗi vào chuồng cọp và vẽ lại sơ đồ. Về đến Sài Gòn, họ đến Hạ nghị viện của chính quyên cũ để làm tường trình tố cáo tội ác của Nhà tù Côn Đảo. Một nhà báo Mỹ Don Luce đã đưa toàn bộ thông tin được tiết lộ về khu biệt giam bí mật này đăng trên Tạp chí Life làm chân động dư luận trên toàn thê giới. Trước sự kiện này, Tom Harkin, nhân viên Quốc hội Mỹ cùng đoàn Nghị sĩ Mỹ lập tức đến Việt Nam để điều tra sự việc. Tom Harkin gặp Cao Nguyên Lợi tìm hiểu và nhận sơ đổ chuồng cọp do sinh viên vẽ. Đoàn Nghị sĩ Mỹ cùng Tom Harkin và Don Luce đã đến Côn Đảo. Khi phát hiện cánh cửa vào chuồng cọp đoàn Nghị sĩ đã sửng sốt và xúc động khi tận mắt chứng kiên “địa ngục trần gian” với hình ảnh người tù bị cùm xiểng, đày đọa bằng những thủ đoạn mất nhân tính của chính quyển Sài Gòn. Họ tìm hiểu và biết những tù nhân bị đày đọa chỉ vì đấu tranh cho hòa bình... Họ đã chụp ảnh phòng giam và nhiều tù nhân, lăng kính của họ cũng đã ghi ảnh Má sáu mù xuyên qua hàng song sắt, Má gầy gò ngồi trên bệ ximăng, đôi mắt mù ngước lên phía trên và điểm sáng cả một phòng giam.

 

Sau khi trở về Mỹ, Tom Harkin và đoàn Nghị sĩ đã kịch liệt lên án sự tổn tại của chuồng cọp, đồng thời cung cấp thêm nhiều bức ảnh và tư liệu cho Tạp chí Life số ra ngày 17/7/1970. Bức ảnh Má sáu đã được xuất hiện trên tạp chí Life năm đó. Sự kiện này đã gây ra một làn sóng phản đối rộng lớn trên thế giới. Dư luận lên án, những cuộc đấu tranh cho chế độ lao tù bùng nổ. Chính quyền Sài Gòn buộc phải nới lỏng chế độ giam cầm, một số tù nhân được trả tự do, trong đó có Má sáu.

Thoát khỏi ngục tù về Sài Gòn, Má tham gia vào cuộc đấu tranh của Ủy ban cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam. Má tham dự các buổi diễn thuyết, hội họp về đấu tranh chống chế độ giam cầm tại các nhà tù. Mặc dù mắt mù, khó khăn khi di chuyển nhưng nơi đâu có phong trào đấu tranh là Má tìm cách đến để tham gia, Má không ngại bất cứ việc gì và đấu tranh bất cứ nơi đâu với mong muốn sao cho đất nước được giải phóng.

Năm 1975 chiến tranh kết thúc, Má không ngại khó tham gia vào hoạt động của Hội Người mù thành phố Hồ Chí Minh, Là thành viên của Ban chấp hành, Má luôn tìm cách đưa hoạt động của Hội có ý nghĩa và góp phần đưa cuộc sống của người khiếm khuyết hòa nhập với cộng đồng. Má không quên quan tâm, thăm hỏi đến các chị em đã cùng nhau chia sẻ khó khăn trong thời gian bị giam cầm ở nhà tù Côn Đảo. Má chia sẽ những nỗi đau do hậu quả của chế độ lao tù để lại và còn ngỏ ý chăm sóc con của bạn tù để họ yên tâm công tác. Dù sống trong bóng tôi nhưng những đứa trẻ được Má chăm sóc rất sạch sẽ và chu đáo. Tình đồng đội, nghĩa đồng bào Má luôn gắn kết mặc dù sông ở bắt cứ hoàn cảnh nào.

Năm 1995, Thượng nghị sĩ Tom Harkin và nhà báo Don Luce đã trở lại Việt Nam và họ rât xúc động khi gặp được Má sáu. Mọi người đã cùng nhau trao đổi những nghĩ suy, nỗi niềm của những năm tháng sống trong chiến tranh khóc liệt. Hai ông kể cho Má sáu nghe câu chuyện về việc đưa tin chuồng cọp Côn Đảo trên tạp chí Life và hình ảnh Má sáu xuất hiện đã làm lay động lòng người của các bạn bè quốc tế. Từ đó họ đã tham gia phản chiến góp phần vào sự thành công của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tay trong tay Má sáu cảm ơn tâm lòng của hai ông, mặc dù ở khác chiến tuyến nhưng hai ông đã không ngừng đấu tranh cho hòa bình ở Việt Nam. Cuộc gặp gỡ này đã được ghi lại trong bộ phim “Từ trái tim đến trái tim: của biên kịch Trần Đức Tuấn và cựu tù chính trị Cao Nguyên Lợi, đạo diễn Nguyễn Hoàng. Phim đã thể hiện được tiếng nói trung thực của những nhân chứng lịch sử. Từng khoảnh khắc của lịch sử được tái hiện rõ nét, có sức thuyết phục mạnh mẽ.

Nhà báo Don Luce gặp lại Má sáu, năm 1995

 

Năm 1996, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh nhận phụng dưỡng Má sáu. Các bạn Chi đoàn luân phiên đến thăm và chăm sóc cho Má. Qua một thời gian, Má biết những ai đến thăm khi nghe giọng nói của họ. Má rất vui rồi rờ rẫm từng người và hỏi thăm: “Con Vân chị đây phải không? Con Vân em sao ốm nhách! Con Quyên có nốt ruồi đẻ chưa bây? Con Hồng đâu lâu quá hổng ghé?”. Tên của CBVC trong Bảo tàng Má đều nhớ và biết gần hết. Bên cạnh chăm lo, Bảo tàng còn tổ chức các buổi giao lưu giữa Má sáu - cựu tù chính trị với khách tham quan. Nhiều đoàn khách rất xúc động khi được nghe những câu cuyện kể của các nhân chứng, nạn nhân chiến tranh. Cựu tù André Mendras (Hồ Cương Quyết) có lần đến thăm, Má rất vui và tiêp đón ân cần, chu đáo. Ông là người Pháp đã dũng cảm phất cờ Mặt trận dân tộc giải phóng và rải truyền đơn trước nhà Quốc hội chính quyền Sài Gòn năm 1970 chống Mỹ xâm lược, đòi hòa bình cho Việt Nam. Ông đã bị bắt giam tại nhà lao Chí Hòa. Má và ông André Mendras cùng nhau hàn huyên chuyện thời chiến tranh ở Sài gòn với các cuộc đấu tranh vì độc lập. Nhiều sinh viên, học sinh trong và ngoài nước ngoài cũng được nghe Má kể chuyện về sự mật mát, đau thương trong cuộc đấu tranh chống chế độ lao tù. Nhiều học sinh, sinh viên, đoàn khách quốc tế có được cơ hội tiếp cận với Má sáu đã đồng cảm với những mất mát, đau thương của những nạn nhân chiến tranh. Qua đó họ hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam, từ những câu chuyện của nữ cựu tù thê hệ trẻ sẽ rút ra được nhiều bài học về kinh nghiệm sống trong mọi hoàn cảnh, bài học về ý chí khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tặng xe lăn cho Má Sáu, ngày 15/2/2011

 

Sinh viên Đại học Risumeikan (Nhật Bản) giao lưu với Má Sáu, ngày 06/9/1998

 

Ngày 08/3/2011, Má sáu mất thọ 93 tuổi, dù Má không còn nhưng hình ảnh Má sáu ở chuồng cọp vẫn còn giá trị lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Những bài học về ý chí kiên trung, về nghĩa tình, về lòng chung thủy từ câu chuyện của Má hy vọng sẽ thắp sáng được niềm hy vọng, sự tin tưởng trong lòng công chúng mỗi khi đến tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.

Phòng Trưng bày - Tuyên truyền - Đối ngoại