Bài phát biểu của bà Judy Olazov:
Cảm ơn bạn đã mời tôi chia sẻ kinh nghiệm của tôi trong phong trào Quán cà phê chống chiến tranh của lính Mỹ (GI coffee house). Các quán cà phê này bắt đầu khi hai người bạn của tôi, Fred Gardner và Donna Mickelson, đưa ra ý tưởng mở một quán theo phong cách cabaret San Francisco trong một thị trấn quân đội để những binh sĩ Mỹ chống chiến tranh có thể tìm đến nhau và biết rằng họ không đơn độc.
Chúng tôi muốn các quán cà phê là một sự lựa chọn thay cho các quán bar, các nhà chứa và cửa hàng đồ trang sức đang cố gắng trang giành các khoản chi tiêu của lính Mỹ. Chúng ta tạo ra một một thiên đường an toàn nơi họ có thể đến vào những ngày không làm việc, nghe nhạc rock and roll và nói chuyện với nhau. Lúc đó tôi 18 tuổi, bắt đầu bước vào năm thứ hai tại Đại học South Carolina năm 1967 khi chúng tôi mở Quán cà phê UFO phục vụ các binh sĩ tại Trại Fort Jackson. Donna vẽ một biểu tượng thấy trông giống như một tấm áp phích điệu nhảy Fillmore và tuyên bố rằng chúng ta là Vận thể không xác định "UFO", giống như một con tàu vũ trụ ngoài hành tinh xuất hiện trên bầu trời từ hành tinh khác.
Judy Olazov đã làm việc tình nguyện ở các quán cà phê GI phản chiến đầu tiên ở Columbia, bang South Carolina. Đây cũng là điểm tập kết đầu tiên của nhóm binh lính phản chiến ở doanh trại Jackson gần đó. Sau đó, bà giúp vận hành các quán cà phê gần doanh trại Leonard Wood (bang Missouri) và doanh trại Lewis ở thành phố Seattle, bang Washington.
Chúng tôi dán đầy áp phích trên tường: ảnh Muhammad Ali võ sĩ vô địch quyền Anh, người đã từ chối phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, một ngôi sao lướt ván, ảnh nữ minh tin màn bạc Marilyn Monroe, ảnh một đám mây của vụ nổ hạt nhân, ảnh Stokely Carmichael một nhà lãnh đạo phong trào dân quyền, một áp phíc nghệ thuật của họa sỹ Tornouse Lautrec, ảnh một cây trồng cần sa, anh của ca sỹ John Lennon trong bài hát Tôi đánh bại chiến tranh như thế nào “How I Won the War” và ảnh Tổng thống Lyndon Johnson đang kéo tai một con chó ...
Loại quán hàng này khác xa về mặt văn hoá so với bất kỳ nơi nào khác ở vùng Columbia, Nam Carolina cổ hủ này như thể chúng tôi từ trên trời rơi xuống vậy. Tôi ngay lập tức chấp ăn nhập với niệm này và trở thành một khách hàng thường xuyên. Tôi đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi cuộc nổi dậy Tết Mậu Thân vào cuối tháng năm 1968. Vài ngày sau đó, cảnh sát tiểu bang South Carolina bắn chết một nhóm sinh viên da đen khi các em cố gắng vào chơi tại một sàn bowling bên cạnh trường. Một trong những thành tự quan trọng nhất của Quán cà phê UFO và các quán cà phê khác là nó đã trở thành nơi hội tụ ở Columbia, South Carolina theo hai cách – Lính và sinh viên, và người da đen và người da trắng. Điều này hầu như không nghe thấy ở đâu trong thời gian đó.
Tháng 3 tôi bỏ học và cùng Fred mở quán cà phê thứ 2 tại Trại Fort Leonard Wood ở Waynesville, Missouri. Thị trấn nhỏ Waynesville là một môi trường khắc nghiệt. Những phụ nữ duy nhất trong thị trấn đến nói chuyện với tôi đều là gái mại dâm. Tôi đã một lần bị bắn khi tôi lái xe đi nhận bánh ngọt cho Quán cà phê Mad Anthony. Chúng tôi luôn luôn bị đe doạ. Lúc đó tôi mới 19 tuổi và chưa bao giờ từng sống ngoài bang Nam Carolina.
Những người trong Phong trào chống chiến tranh từ Chicago và các thành phố khác đến chỗ chúng tôi. Nhiều người sau đó đã mở các quán cà phê bên ngoài các căn cứ quân sự khác. Chúng tôi cũng đã được đưa lên một số báo quốc gia, làm tăng thêm sự quan tâm ngày càng tăng lên đối với phong trào lính Mỹ chống chiến tranh. Sau Missouri tôi đến San Francisco và rồi Quán cà phê Shelter Half ở Tacoma, Washington, gần Fort Lewis và căn cứ không quân Lewis & McChord. Sau này tôi chuyển lại về San Francisco để phối hợp vớc các thủy thủ ngăn cản các tàu sân bay Mỹ không quay lại Việt Nam.
Vào cuối năm 1969, tôi quyết định đầu tư vào nơi nơi tôi muốn có tiếng nói và gia nhập quân đội để tổ chức phản đối chiến tranh từ bên trong. Tôi cảm thấy đó là một việc quan trọng cần làm. Khi tôi bước vào văn phòng tuyển quân, tôi hơi choáng khi biết rằng phụ nữ dưới 21 tuổi phải được bố mẹ cho phép xin nhập ngũ. Tôi đã vượt qua được rào cản này, nhưng ngay trước khi tôi đến đơn vị nhận nhiệm vụ họ báo cho tôi rằng Bộ Tư lệnh Lục quân số 6 thấy tôi không thích hợp để nhập ngũ.
Tôi rất tự hào về công việc của tôi trong phong trào Quán cà phê chống chiến tranh GI, và thất rất đau khổ khi chính phủ Mỹ đã phần nào thành công trong chiến dịch tuyên truyền chống lại chúng tôi, đưa ra những câu chuyện dối trá như những người biểu tình chống chiến tranh đã nhổ vào lính Mỹ trở về từ Việt Nam.
Bài phát biểu của ông J.J Johnson:
Không! Thưa ngài. Những câu nói đó buột ra cách đây hơn nửa thế kỉ đã ngăn tôi không dấn thân vào cuộc cuộc chiến tranh xâm lược mà các bạn tôi Dennis Mora, David Samas và tôi coi là vô đạo đức, bất hợp pháp và phi lý. Và hơn nữa, những câu nói đó đã đưa vào một cuộc hành trình dẫn đến sự tuân thủ lẽ phải ngày nay. Lịch sử ghi nhận rằng sự phản đối không đi đánh nhau tại Việt Nam của Tam binh Fort Hood Three (Fort Hood Three) là một sự kiện quan trọng vì đây là một trong những cuộc phản chiến đàu tiên và vì ba người chúng tôi phần nào đại diện cho một tập hợp hỗn hợp của quốc gia này - một người da trắng, một người Latino và một người Mỹ gốc Phi. Vì chúng tôi đã tuyên bố ý định sẽ bất tuân mệnh lệnh và trở thành đồng minh rõ ràng với phong trào chống chiến tranh nên hành động này của chúng tôi đã đại diện cho một cuộc đấu tranh chính trị quan trọng.
Tuy nhiên, mỗi người lính phải tự mình phải vật lộn với lương tri của mình. Thật vậy, trước khi chúng tôi bị đưa đến sân bay Fort Dix, mỗi chúng tôi đều được thông báo là hai người kia đã lên máy bay và đang trên dường sang Việt Nam. Vì vậy, hãy để tôi giải thích ngắn gọn tôi đã quyết định hành xử như thế nào. Vào ngày bị gọi nhập ngũ vào tháng 6 tháng 12 năm 1965, trong đầu tôi chưa có khái niệm gì về việc Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam. Sau này khi tôi kết bạn với Dennis Mora, người lúc đầu từ chối bước lên phía trước tuyên thệ tại Trung tâm Huấn luyện. Chúng tôi không huấn luyện cơ bản cùng nhau, nhưng chúng tôi đã may mắn ở trong cùng một đơn vị đào tạo nâng cao. Những mối quan hệ của Dennis với phong trào chống chiến tranh quả là vô giá, cũng như khiếu hài hước của David Samas vậy.
Phát biểu của J.J Johnson và hai người đồng đội là những người lính Mỹ đầu tiên công khai từ chối lệnh điều động đến Việt Nam. Sau đó, họ bị tống giam gần 3 năm.
Ngay từ ngày đầu tiên tiếp nhận tại Trại Fort Jackson, Nam Carolina, tôi hiểu rằng việc thực thi quân lệnh khắt khe, hoặc chính xác hơn, là hành hạ binh lính được thực hiện không đơn giản chỉ để huấn luyện chúng tôi phải lập tức tuân lệnh để sẵn sàng chiến đâu. Thay vào đó, tôi tin rằng sự ngược đãi này là để làm cho chúng tôi trở nên què quặt về trí tuệ, dập tắt lý trí của chúng tôi để buộc chúng tôi tuân theo một cách mù quáng.
Tôi bắt đầu nhìn nhận những cuộc nổi dậy gần đây trong các khu ổ chuột của đất nước chúng tôi bằng con mắt khác và sự nổi lên của một nền văn hoá chống đối trong nước nay cũng có một ý nghĩa mới. Bầu không khí tự do dân sự và dân quyền đang ở mọi nơi trong khi tôi lại được lệnh phải bước đi theo hướng ngược lại. Quyết định của tôi không tham gia vào cuộc xâm lăng của đất nước chúng tôi đã được cổ vũ nhiều bởi một hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ. Mẹ tôi, người đã học lớp sáu, đã không ngần ngại cất cao tiếng nói của mình, anh trai tôi thì lao vào phong trào chống chiến tranh, các em gái tôi sẵn sàng sát cánh cùng tôi. Và cha tôi, một nhà hoạt động công đoàn tích cực và một nhà thần học giải phóng tự suy tôn, cũng tham gia chống lại cuộc chiến này.
Phong trào chng chiến tranh, đương nhiên, đã nâng chúng tôi lên và khuếch đại tiếng nói của chúng tôi. Thay vì thỏa hiệp lập trường của mình để được đối xử thuận lợi hơn sau bị đưa ra tòa án binh, chúng tôi đã mạnh mẽ hơn và kiên quyết hơn. Sự phản đối đi huấn luyện quân sự của Muhammad Ali và quyết định chống chiến tranh của Luật sư Martin Luther King củng cố thêm thế đứng của chúng tôi. Muhammad Ali đã chỉ ra mối liên hệ giữa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam và quyền bình đẳng của người da đen khi ông có câu phát biểu nổi tiếng: "Tại sao một người da đen lại đi giết người dân da vàng vô tội. Chưa có người Việt Nam nào từng gọi tôi là thằng mọi đen cả”.
Những gì chúng tôi đã học được trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã được rỉ tai nhau và sớm vang lên trong khắp các lực lượng vũ trang. Những gì lúc đầu còn âm ỷ phản đối nay đã bùng cháy. Triển lãm này đã ghi lại một cách hiệu quả về độ sâu và bề rộng của phong trào phản chiến. Tại trại giam Leavenworth, buổi chiếu phim cuối tuần thường được đi kèm với các tin tức thời sự. Nhưng khi các bản tin đưa tin về sự thất bại của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, các tù nhân ở Leavenworth đã nhảy lên hoan hô. Sau đó hộ không chiếu các bản tin nữa. Một dấu hiệu nữa cho thấy sự trỗi dậy của phong trào chống chiến tranh là sự gia tăng số lượng tù nhân từ khoảng 500 người khi chúng tôi mới bị đưa vào đây năm 1966 lên đến năm 1.500 khi chúng tôi rời khỏi đây hai năm sau đó.
Một nhân tố khác trong việc từ chối chiến tranh và duy trì được sự kiên định của mình là nhân dân Việt Nam. Lòng can đảm và tài lãnh đạo của các bạn đã truyền cảm hứng cho chúng tôi ở cả trong và ngoài quân đội. Nếu một quốc gia tương đối nhỏ bé không có công nghệ, hỏa lực và nguồn lực như của một quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới mà có thể vượt lên, có lẽ chúng tôi cũng có thể làm được.
Trong số rất nhiều tài liệu truyền tay nhau trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, tôi tâm đắc nhất với những bài viết của Hồ Chí Minh. Tôi hiểu được rằng tên của người có nghĩa là "Người có ý chí sáng ngời (Người Giác ngộ). Và người đã thực sự là như vậy. Tôi đến Bắc Việt Nam năm 1969 trong một phái đoàn hòa bình để đưa một số tù binh Mỹ về nước. Tôi thấy anh chị em Việt Nam của tôi là những người dịu dàng nhất cũng như là những chiến binh dữ dội nhất. Tôi đã vô cùng cảm động khi nhận được những cái ôm ấm áp và tình đoàn kết bất diệt của họ.
Hôm nay, tôi tự hào đứng trên đất của những người bạn mà tôi đã học được rất nhiều và còn nợ rất nhiều. Tôi sẽ tiếp tục nhận được sức mạnh từ những tấm gương của các bạn. Tôi không dám nói rằng tôi có câu trả lời làm thế nào để đạt được một thế giới hoà bình, công lý, bình đẳng và môi trường bền vững, nhưng thông qua tất cả, tôi vẫn lạc quan và sẽ tiếp tục đấu tranh cho một thế giới trong đó của cải trên trái đất này sẽ được chia sẻ cho tất cả các công dân của mình. Tôi muốn diễn tả ý này bằng câu của nhà văn Ấn Độ Arundhati Roy: "Hãy nhớ rằng, chúng ta rất đông và họ rất ít. Một thế giới khác là có thể. Vào một ngày yên tĩnh, nếu bạn lắng nghe cẩn thận, bạn có thể nghe tiếng thở của thế giới đó”.