Ngày 7/5/1954, sau 56 ngày đêm chiến đấu, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp tại Việt Nam. Chúng ta hãy cùng quay ngược thời gian để nhìn nhận lại tầm quan trọng của cứ điểm Điện Biên Phủ qua một sô hình ảnh của Phóng viên Raymond Cauchetier.

Thời gian đầu, tướng Pháp Navarre chỉ coi Điện Biên là một cứ điểm bình thường để ngăn chặn một hành động quân sự của đôi phương. Thế nhưng khi thấy lực lượng quân đội Việt Nam không ngừng di chuyển lên Tây Bắc, Navarre đã chú trọng tăng cường cho Điện Biên Phủ để nơi đây trở thành trận quyết chiến của hai bên. Liên tục sau đó, lực lượng quân Pháp đồn trú ở Điện Biên cứ tăng cường thêm. Đến tháng 12/1953 đã lên tới 6 tiểu đoàn. Cứ điểm Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm phòng ngự có hỏa lực mạnh. Toàn bộ khu vực gồm 49 cứ điểm được chia làm 3 phân khu.Các cứ điểm có sự liên kết chặt chẽ với nhau.

Nhảy dù xuống Điện Biên Phủ

 

 

Không chỉ xây dựng cứ điểm Điện Biên Phủ thành cụm cứ điểm bất khả xâm phạm. Quân đội Pháp còn được trang bị các phương tiện chiến tranh hiện đại như máy bay ném bom ngay tại chỗ, nhiều máy bay cất cánh từ Hà Nội, Hải Phòng có thể ứng cứu, các máy bay vận tải tiếp tế, thiết giáp, pháo hạng nặng. Với lực lượng pháo binh áp đảo, lại có riêng 2 máy bay trinh sát chuyên lo việc phát hiện trận địa pháo, trung tá Piroth — chỉ huy pháo binh Pháp ở Điện Biên tự tin hứa với Navarre rằng, sẽ tiêu diệt bất cứ khẩupháo nào của Việt Minh sau 3 phút khai hỏa. Địa hình bằng phẳng trong khu vực Điện Biên Phủ là một yếu tố địa lợi giúp quân Pháp phát huy ưu thế hỏa lực của máy bay ném bom, của xe tăng. .

Băng đạn súng máy (Trên máy bay)

 

Thả dù tiếp tế cho những cứ điểm hình tam giác

 

Đồ tiếp tế được thả dù xuống Điện Biên Phủ

 

Máy bay ném bom B26

 

Chuẩn bị ném bom xăng đặc napalm từ máy bay IU52

 

Điện Biên Phủ

 

Xạ thủ súng máy (Trên máy bay)

 

Thả dù tiếp tế cho cứ điểm bị vây hãm

Bên cạnh đó sự xuất hiện của pháo mặt đất hạng nặng (105mm) và pháo cao xạ của quân đội Việt Minh đã làm cho cầu hàng không - con đường tiếp tế duy nhất cho quân Pháp ở Điện Biên bị cắt đứt. Khi Pháp thả dù thì bị pháo cao xạ bắn quyết liệt khiến hoạt động này không thu được bao nhiêu kết quả. Phần nhiều dù rơi vào trận địa của Việt Minh. Bị khống chế về hậu cần là một nguyên nhân khiến Pháp thua trận Điện Biên.

Máy bay B26 bị ném bom và bốc cháy

 

Máy bay vận tải DC 3 bị phá huỷ

 

Chiến thắng Điện Biên Phủ buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán để ký kết Hiệp định Geneve. Ngay sau chiến dịch, những diễn biến đầu tiên cho quá trình ký kết đã bắt đầu.

Máy bay cường kích Bearcat bị phá huỷ

 

Máy bay vận tải JU52 bị bắn rơi