28 Võ Văn Tần, P6, Q3, Tp HCM bt.ctct.svhtt@tphcm.gov.vn (+84) 08 2203 0682 - (+84) 28 3930 6664
Một chiến thắng bị bỏ lỡ
Chiến tranh Việt Nam luôn là đề tài có sức thu hút đối với các chính khách, nhà nghiên cứu lịch sử, diễn giả, sinh viên, học sinh... trong cũng như ngoài nước. Dù là ở vai trò nào, những ấn phẩm, công trình nghiên cứu của họ cũng khơi gợi nhiều vấn đề, nhiều suy nghĩ để chúng ta nhìn nhận và suy ngẫm. Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh xin được giới thiệu một số ấn phẩm xoay quanh đề tài “Chiến tranh Việt Nam” để bạn đọc tham khảo và nghiên cứu thêm
Trong cuộc chiến tranh của quân đội Mỹ ở Việt Nam, William Colby là một trong những nhân vật chủ chốt đã trực tiếp chứng kiến và can dự vào các tình huống quan trọng của chiến tranh Việt Nam, phục vụ suốt năm đời Tổng thống Mỹ - Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon và Ford. Ông là một thành viên của O.S.S – cơ quan tình báo chiến lược Mỹ, sau đó trở thành Cố vấn của Tổng chỉ huy quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam. Từ năm 1973 - 1976, William là Giám đốc của C.I.A – Cục tình báo trung ương Mỹ ở Sài Gòn. Chính vì thế, William có điều kiện thuận lợi để nhìn nhận, phân tích, đánh giá và suy ngẫm về cuộc chiến tranh Việt Nam.
Được xuất bản lần đầu tại Mỹ năm 1989, cuốn sách đã nêu lên những khía cạnh khác của chiến tranh Việt Nam dưới góc nhìn của một giám đốc C.I.A đã từng hoạt động tại Việt Nam. Đó là những quyết định quân sự, các trận đánh và chính sách ngoại giao sau năm 1968, cuối cùng dẫn đến Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình năm 1973. Không mô tả lại cả quá trình của cuộc chiến mà W.Colby chỉ đi sâu vào từng giai đoạn, một số thời điểm mà ông cho là quan trọng như giai đoạn từ năm 1959-1962; thời điểm mà ông coi là bước ngoặt năm 1967; … Đi đôi với những sự kiện ấy là những nhận xét, đánh giá của riêng ông và của C.I.A về hành động của Mỹ ở Việt Nam, cách xử sự của chính quyền Sài Gòn và những phương pháp của “Bắc Việt”. Qua đó, ông cung cấp cho người đọc một số thông tin về nội tình miền Nam Việt Nam, chủ trương chiến lược của Mỹ, vai trò và một số hoạt động của C.I.A, … giúp người đọc hiểu thêm về một cuộc chiến đã qua. Đồng thời, bạn đọc sẽ có thêm tư liệu, góp thêm cho mình cách nhìn nhận lịch sử theo một số quan điểm khác của đối phương trong chiến tranh Việt Nam.
Tác giả William Colby (Nguyễn Huy Cầu dịch)
Nxb. Công an Nhân dân; Năm 2007
Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam (10/11/2021)
Một chiến thắng bị bỏ lỡ (10/11/2021)
Một cuộc chiến tranh sáu đời tổng thống. Tập 1: Từ Truman đến Eisenhower (10/11/2021)
Những bí mật về chiến tranh Việt Nam – Hồi ức về Chiến tranh Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc (10/11/2021)
Hồ sơ chiến tranh Việt Nam. Tiết lộ lịch sử bí mật của chiến lược thời kỳ Nixon (10/11/2021)
Giới thiệu sách "Tunnel Rat In Viet Nam" (Chuột địa đạo ở Việt Nam) (28/06/2019)
Đoàn Đại biểu Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND Xã Đồng Kỳ, Yên Thế, Bắc Giang tới thăm Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Sài Gòn. Những chứng tích để lại cho em cháu, các thế hệ người con đất Việt, thật cảm động và tự hào về sự hy sinh cao cả của cha anh vì độc lập, tự do cho dân tộc. Thật tự hào!
Con là Tin 6 tuổi, con học được nhiều điều sau chuyến tham quan. Con sẽ tự hào với dân tộc Việt Nam.
Con đã quay lại lần hai. Cảm xúc vẫn như lúc ban đầu. Con cám ơn tất cả. Ông/Bà ngoại con cũng từng là những người lính đấu tranh bảo vệ dân tộc. Con đến đây và hiểu nhiều hơn về sự hy sinh của ông cha ta. Con cảm thấy biết ơn vì hiện tại được sống trong đất nước hòa bình. Con sẽ cố gắng phấn đấu để góp một phần cho đất nước phát triển hơn nữa
Con thấy Việt Nam chúng ta rất đoàn kết, không chịu thua một đất nước là Mỹ. Việt Nam con họ không hề bỏ nước, luôn luôn vươn lên chiến đấu không ngừng, con rất quý mến họ và sẽ noi gương theo họ.
Hôm nay, tôi đã tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Tôi rất xúc động khi nhìn những bức ảnh – nhìn lại quá khứ kinh hoàng của cả dân tộc. Tôi đã khóc khi nhìn những bức ảnh ấy. Biết ơn vô cùng những người lính, những người chiến sĩ đã hy sinh thân mình cho nền độc lập của Tổ quốc
Ngày 19/5/2022, nhân dịp kỉ niệm 132 năm ngày sinh của Bác Hồ, tập thể 20CLC11 Khoa Công nghệ thông tin chương trình chất lượng cao trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên đã đến tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Sau buổi tham quan, chúng em đã thấy được thiệt hại nặng nề mà các cuộc chiến tranh để lại, đặc biệt là kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975 đã tước đi vô vàn sinh mạng của các chiến sĩ và nhân dân yêu nước. Chính vì thế, chúng em càng thấu hiểu được sự đau khổ và tinh thần bất khuất, lòng yêu nước nồng nàn của đồng bào Việt Nam. Chúng em sẽ cố gắng bảo vệ, gìn giữ bản sắc dân tộc và cùng xây dựng, phát triển đất nước ta ngày một lớn mạnh hơn.
Very good museum! It really to help to understand what really happened. Everything is much more real than expected. I’m very happy to see that Vietnam War in another country. Một bảo tàng tuyệt vời! Nơi đây thật sự hữu ích trong việc để hiểu những gì thật sự đã xảy ra. Tất cả mọi thứ đều chân thực vượt quá sự trông đợi. Tôi rất hạnh phúc khi lại tham quan Chiến tranh Việt Nam tại một quốc gia khác.
Can’t believe the Vietnam War lasted 17 years! The amount of destruction cause unimaginable! Much love to Vietnamese people. Không thể tin Chiến tranh Việt Nam kéo dài 17 năm. Tổng số thiệt hại thật không thể tưởng tượng được. Gửi thật nhiều yêu thương cho người dân Việt Nam.
Là một giáo viên dạy Lịch sử, khi được tham quan bảo tàng, bản thân nhận thấy rằng “phải trân quý hơn bao giờ hết “hòa bình – độc lập – tự do”, càng biết ơn biết bao nhiêu sự hi sinh của biết bao thế hệ cha ông đi trước. Hòa bình – Độc lập – Tự do ! Giữ gìn từng tấc đất. !
Những hình ảnh, dẫn chứng, di tích, hiện vật đã làm sống lại một thời quá khứ đầy đau thương, mất mát nhưng vô cùng oanh liệt, hào hùng ở trong tôi. Cầu chúc cho nước nhà, dân tộc ngày một vững mạnh, phồn vinh. Thế hệ trẻ là những thế hệ làm nên đất nước của mai sau. Lịch sử vẫn sẽ sống mãi, không nên bị lãng quên.
Ngày 21/06/2018