Chuyên đề gồm 100 ảnh, 10 tài liệu, 20 hiện vật. Trưng bày hình ảnh, tư liệu, hiện vật về hậu quả chất độc hoá học do quân đội Mỹ gây ra và sự vượt khó vươn lên của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng những phương tiện chiến tranh hiện đại và tàn bạo nhất, trong đó có vũ khí hoá học. Đặc biệt trong vòng 10 năm (từ năm 1961 đến năm 1971) với chiến dịch "Ranch Hand" quân đội Mỹ đã phun rải xuống miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam 'Việt Nam trên 100 triệu lít chất độc hoá học trong đó có 65% là chất độc da cam chứa 386 kg dioxin tinh chất cực kỳ độc hại, làm nhiễm độc trên diện tích 2,6 triệu ha, làm tổn thương nghiêm trọng đến sức khoẻ (gây các bệnh ung thư, dị tật bẩm sinh và hàng loạt loạn chức g khác) cho từ 2,1 triệu đến 4,8 triệu người dân Việt Nam và các thế hệ con cháu của họ. Việc phun rải chất độc da cam cũng gây tổn thương nặng nề đối với binh lính Mỹ và binh lính các nước phụ thuộc Mỹ đã tham gia chiến tranh.

Tuy chiến tranh đã kết thúc, nhưng những di hại của chất độc da cam vẫn tồn tại hết sức nặng nề. Phong trào đấu tranh lên án tội ác của chính quyền và các công ty sản xuất hoá chất của Mỹ cũng như phong trào đấu tranh đòi lại công lý cho các nạn nhân chất độc da cam đang được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.

Máy bay C.123 đang phun rải chất da cam

 

Rừng Mã Đà (tỉnh Đồng Nai) trước và sau khi bị rải chất khai hoang.

 

Lê Văn Hùng, 23 tuổi ở xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá