Không bục giảng, không giáo án, không phấn, không bảng, không biết rõ mặt người thầy của mình vì chỉ được nghe lời giảng qua song sắt và bức tường ngục tù, nhưng những bài học thiết thực vẫn diễn ra và nối dài năm này sang tháng nọ trong song sắt.

Để có thể treo được lá cờ trên đỉnh tháp, nhóm ba người đã phải mất 30 giờ đồng hồ vượt qua một khoảng không trọng lực mới lên được đỉnh tháp giữa lúc bên ngoài có rất nhiều máy bay trực thăng của Mỹ. Theo họ, đây là hành động mang tính chính trị, gắn liền với làn sóng nổi dậy chống lại chế độ tư bản thời điểm đó. Ba chàng trai trẻ tuổi đôi mươi khi ấy hăng hái đứng lên, chọn đứng về phía chính nghĩa, truyền tải khát vọng hòa bình và tự do.

Lá cờ tung bay trên đỉnh tháp được xem là biểu tượng kiên cường nâng cao vị thế của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên chính trường quốc tế và khơi nguồn cảm hứng cho các phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Mãi đến năm 2023, nhân kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Paris, danh tính những người treo cờ tại Nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp) mới được công khai qua quyển sách Le Viet Cong au sommet de Notre-Dame (tạm dịch: Cờ Việt Cộng trên đỉnh nhà thờ Đức Bà) chính họ xuất bản kể về hành động can trường mà họ đã thực hiện khi còn là những thanh niên ở độ tuổi đôi mươi.

Trong “hành trình khám phá” Thành phố Hồ Chí Minh, hai ông đã đến thăm Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Khi xem những hiện vật trưng bày về một thời bom đạn cày xới dải đất hình chữ S, ông Olivier Parriaux và ông Bernard Bachelard không khỏi ngậm ngùi, xót xa trước những hình ảnh đau thương của cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam, nhưng cũng thật sự ấn tượng với sự phát triển, năng động của Thành phố Hồ Chí Minh dù đã trải qua cuộc chiến tranh vô cùng tàn khốc trong quá khứ.

Người viết: Biện Thu Ngần

Phòng: Trưng bày - Tuyên truyền - Đối ngoại