Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến của quân đội Hoa Kỳ mà vai trò của các loại máy bay lần đầu tiên được nâng cao và sử dụng với quy mô cực lớn. Các chiến dịch trên không được quân đội Hoa Kỳ mở rộng, bao gồm các loại máy bay tiêm kích, cường kích, máy bay trinh sát, ném bom, máy bay quan sát và phục vụ, máy bay cảnh giới, tuần tiễu, chống ngầm, máy bay lên thắng, tiếp dầu, vận tải.

Căn cứ vào tính chất, nhiệm vụ, máy bay chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ được chia làm 2 loại:

1. MÁY BAY CHIẾN ĐẤU ĐÁNH CHẶN (TIÊM KÍCH)

Máy bay chiến đấu đánh chặn (tiêm kích) như: E-86D, E-89, F-100A, F-102, F-104, F-106, F-4, F-8, F-14,...với nhiệm vụ chiến đầu trên không là chính, đồng thời cũng có thể đánh phá mục tiêu ở mặt đất khi cần thiết bằng rocket, tên lửa hoặc bom.

Tiêu biểu:

F-4 Fanfom là loại máy bay tiêm kích — ném bom tầm xa hoạt động trong mọi thời tiết được hãng MeDonnell Douglas thiết kế trước tiên cho Hải quân Hoa Kỳ. Tổ lái của F-4 gồm 2 người, vận tốc lớn nhất là 2.340kmijh, trần bay cao nhất 21.000m với tôc độ lên cao 9.120m/phút, bán kính hoạt động 1.297km (thực tế khoảng 800km), F-4 còn được trang bị 2-4 tên lửa không đối không Sparrow III, 2-4 tên lửa không đối không Sidewinder, 2 tên lửa không đối đất Shrike, khả năng mang bom thông thường khoảng 3.000kg, và các hệ thông khống chế hỏa lực, ra-đa, máy gây nhiễu hiện đại. Với các tính năng chiến đấu cao, F-4 trở thành loại máy bay đa nhiệm vụ, vừa đóng vai trò máy bay tiêm kích, đánh chặn, hộ tống máy bay B-52 chống lại máy bay MIG, vừa làm nhiệm vụ của máy bay cường kích, ném bom yểm trợ mặt đất.

 

Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ 1964, 13 phi đoàn trong số 31 phi đoàn của Hải quân Hoa Kỳ đã trang được bị máy bay F-4 với các phiên bản khác nhau là F-4B, F-4J, F-4N. Ngày 5/8/1964 là lần đầu tiên máy bay F-4B cất cánh từ tàu sân bay Constellation tham chiến ở chiến trường Việt Nam. Trong chiến dịch Linebacker II, bắn phá miền Bắc vào năm 1972, quân đội Hoa Kỳ đã huy động tất cả 267 chiếc máy bay F-4 tham chiến. Trong suốt cuộc chiến, F-4 của Hải quân Hoa Kỳ đã tham gia 84 chiến dịch khác nhau, tổn thất 445 chiếc, trong đó có 193 chiếc ở miền Bắc Việt Nam.

F8 Crusader (Thập tự quân) là loại máy bay tiêm kích trên hạm, có tốc độ siêu âm thanh, đã trải qua nhiều lần cải tiền, chiếc F-SA đầu tiên được trang bị cho Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1957. Tổ lái của F-8 gồm 1 người, có vận tốc trung bình 750-850km/h, tầm bay xa nhất khoảng 2.000km, bán kính hoạt động thực tế khoảng 400km, được trang bị 4 khẩu pháo 20mm, 38 rocket 70mm, bom phá, bom bi, 2-4 tên lửa không đối không và không đối đất, hệ thống điều khiến vũ khí, ra đa, máy gây nhiễu.

 

Tại chiến trường Việt Nam, quân đội Hoa Kỳ chủ yêu sử dụng F-8D, F-8E, và RF-8A. F-8D được trang bị cho Hải quân từ năm 1961, loại máy bay này không trang bị thùng dầu phụ. được lắp động cơ J57-P-20, dưới cánh và thân có giá treo bom. Tương tự F-SE được trang bị thùng dầu phụ dưới cánh, phục vụ hải quân từ năm 1962. RF-8A là máy bay trinh sát có chụp ảnh, được cải tiến từ chiếc F-8A, thường hoạt động cùng F-8A để tạo thành tốp trinh sát vũ trang. Độ cao khi trinh sát thường 1.000 - 2.500m. Nhiệm vụ chủ yếu của RE-8A là chụp ảnh tầm trung và tầm thấp, đồng thời có thể chụp ảnh ban đêm, được trang bị 40 quả pháo sáng chứa trong 2 ống phóng lắp 2 bên thân máy bay. Vào tháng 8/1965, loại máy bay F-8 được đưa vào phục vụ chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Vào thời điểm đó, đây là chiếc máy bay chiến đấu tốt nhất mà Hoa Kỳ có thể sử dụng để đối phó với máy bay MIG của quân đội miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, F-8 chỉ hoạt động đến năm 1968 thì chấm dứt nhiệm vụ của mình ở Việt Nam.

 

2. MÁY BAY CHIẾN ĐẤU CHIẾN THUẬT (CƯỜNG KÍCH)

Máy bay chiến đấu chiến thuật (cường kích-attack aircraft) là loại máy bay chuyên tấn công các tiêu nhỏ, di động trên mặt đất, đồng thời yểm trợ cho lực lượng mặt đất trong các cuộc hành quân. Mặc dù tốc độ không cao nhưng máy bay chiến thuật có thể bay rất lâu, mang các loại bom chùm chống tăng, chống thiết giáp và xe cơ giới, hệ thống pháo, súng máy và các rocket.

Máy bay cường kích của không quân và hải quân như: A-IH, A-7A với nhiệm vụ chủ yếu là đánh phá mục tiêu ở mặt đất, đồng thời cũng có thể chiến đấu đánh chặn trên không. Máy bay cường kích của hải quân và lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ thường được bố trí trên các tàu chở máy bay công kích hoặc sân bay trên bộ. Căn cứ theo tính năng, được chia làm 2 loại: máy bay cường kích hạng nặng như A-3B, thực chất chỉ tương đương với máy bay ném bom hạng nhẹ của không quân; máy bay chiến thuật hạng nhẹ như A-4, A-7 chuyên làm nhiệm vụ ném bom, bắn phá các mục tiêu trên biển, mặt đất, ngoài ra còn có thể làm các nhiệm vụ khác như trinh sát mặt đất, tuần tiễu. . .

Trong cuộc chiên tranh ở Việt Nam, quân đội Hoa Kỳ đã đưa vào sử dụng các loại máy bay chiến đấu hiện đại thời bây giờ như máy bay, A-1 Skyraider, A-4E Skyhawk, A-6 Intruder, A-37 Dragonfly. . .Tiêu biểu:

A-37 Dragonfly là loại máy bay chiến đấu phản lực hạng nhẹ, được quân đội Hoa Kỳ đặt hàng hãng Cessna cải tiến từ máy bay huấn luyện T-37 với mục đích tạo ra một loại máy bay ném bom hạng nhẹ có giá thành thấp. Nhằm đáp ứng nhu cầu của “Không quân Hoa Kỳ trong các chiến dịch hỗ trợ bộ binh trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, chương trình máy bay ném bom hạng nhẹ được hãng Cessna cho ra đời vào năm 1966 với nguyên mẫu là chiếc Thất 210) Đến tháng 8/1967, 25 nguyên mẫu của A-37 được chuyển tới sân bay Biên Hòa, miền Nam Việt Nam dưới tên gọi “Dragon Combat” để tiến hành các thử nghiệm thực tế trên chiến trường bao gồm các hoạt động hỗ trợ không quân, trinh sát vào ban đêm, kiểm soát không phận ở miền Nam Việt Nam và Lào. Trong thời gian này, A-37 được chính thức đặt tên là “Dragonfly — Con chuồn chuồn” hay còn gọi là Super Tweet. Trên chiến trường Việt Nam, từ năm 1968, 127 chiếc máy bay A-37 đã tham chiến với phiên bản A-37B, chủ yếu được cung cấp cho quân lực của Việt Nam Cộng Hòa, thay thế cho A-I Skystoners. Nhiệm vụ chính của máy bay A-37B là hỗ trợ cho bộ binh trong những cuộc càn quét, hộ tống máy bay vận tải và các đoàn xe tiếp tế, trinh sát.

Máy bay A-37 Dragonfly trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

 

Minigun 6 nòng M-134 7.62mm được gắn trong khoang mũi của A-37B. Nguồn: defensemedianetwork.com

 

Một chiếc A-37B bay ra khỏi căn cứ không quân Đà Nẵng, miền Nam Việt Nam. Nguồn: defensemedianetwork.com

 

Máy bay A-37B có chiều dài 8. Gồm với tổng trọng lượng là 5.43 6kg, được thiết kế để đặt 2 thùng nhiên liệu có dung tích 360 lít/thùng. 2 động cơ General Electric J-85-GE-5 được trang bị nhằm tăng cường sức bền của chuyến bay, và có thể tiếp nhiên liệu trên không. Máy bay được trang bị một khẩu súng 6 nòng M-134 7.62mm trong khoang mũi, hệ thống ngắm bắn mục tiêu đối đất với các loại rocket, giá treo bom dưới cánh như bom Napalm; tên lửa Mk 40 FEAR đối đất và tên lửa AIM-9 Sidewinde đối không, với tổng trọng lượng mang bom đạn là 2.130kg. A-37B có tốc độ chậm, vận tốc trung bình khoảng 450-550km/h, nhưng hỏa lực tương đối mạnh, cho phép ném bom chính xác vào các mục tiêu. Đồng thời A-37B cũng được trang bị hệ thống thông tin liên lạc tầm xa nhằm đảm bảo sự chỉ huy tác chiến và phối hợp với các lực lượng mặt đất.

A-6 Intruder : “Kẻ xâm nhập” A-6 Intruder được chế tạo bởi hãng Grumman Aeronspace, là máy bay cường kích trên hạm thay thế cho Douglas A-I Skyraider, để phục vụ cho Hải quân Hoa Kỳ và Thủy quân lục chiến.

A-6 Intruder được đưa vào chiến trường Việt Nam từ tháng 2/1963 và tham gia vào chiến dịch ném bom Linerbacker I, II tấn công phá hoại miền Bắc của quân đội Hoa Kỳ. Tầm bay xa nhất khoảng 4.600km, vận tốc trung bình khoảng 720km/h, tổng trọng lượng khoảng 19.422kg và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, khiến nó trở thành máy bay hoạt động có hiệu quả nhất thời điểm bấy giờ. A-6 được trang bị để mang và phóng vũ khí hạt nhân, 2 tên lửa không đối đất Bullpup, 2-4 tên lửa không đối đất Shrike, 2-4 tên lửa không đối không Sidewinder, rocket 70mm và 127mm, có thể mang tối đa khoảng 6.800kg bom (thực tế mang khoảng 3.000kg bom). A-6 là máy bay tấn công tầm thấp nên phương pháp ném bom bán tự động đã được quân đội Hoa Kỳ nghiên cứu, phát triển và trang bị (Low Altitude Bombing System — Initial Point LABS-IP). Tuy nhiên, khi bay thấp và ném bom làm cho A-6 dễ bị tấn công trước hỏa lực phòng không, và trong tám năm hoạt động, Hải quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã mất 84 chiếc Intruder.

A-6 có hệ thống điện tử hàng không tinh vi, mức độ tích hợp cao với hệ thống lái tự động DIANE, ra đa phòng va chạm AMN/APQ-92, ra đa tìm kiếm, phát hiện mục tiêu mặt đất AN/APQ-88, máy thu trinh sát AN/APR-23, 27, máy gây nhiễu ra đa AN/ALQ-41,51. Vì thế A-6 thường dùng để bay thấp ban đêm hoặc vào thời tiết xấu nhằm đánh các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước. (còn tiếp)

Hai máy bay A-64 Intruder của Hải quân Hoa Kỳ từ Phi đội tấn công 196 (VA-196) ném bom Mk 82 227kg (500 lbs) xuống miền Bắc Việt Nam trong chiến dịch Sấm Rền, 1968. Nguồn: Printerest