28 Võ Văn Tần, P6, Q3, Tp HCM bt.ctct.svhtt@tphcm.gov.vn (+84) 08 2203 0682 - (+84) 28 3930 6664
Vang mãi tiếng ca hoà bình
Trong những ngày đầu năm mới 2021, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh nhận được một tin rất buồn: một người bạn yêu chuộng hòa bình của chúng tôi đã ra đi mãi mãi vì bệnh hiểm nghèo. Đó là nữ danh ca Yokoi Kumiko – người đã cất cao tiếng ca vì hòa bình giữa mưa bom bão đạn để ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống xâm lược.
Tờ The Mainichi (Nhật Bản) đưa tin ca sĩ Yokoi Kumiko (tên thật Tomoyori Kumiko) từ trần tại Tokyo do bệnh hiểm nghèo. Bà được biết đến là người có nhiều hoạt động, thực hiện các buổi biểu diễn hòa nhạc ở Nhật Bản và Việt Nam gây quỹ giúp đỡ trẻ em bị nhiễm chất độc da cam; gần đây là hỗ trợ các nạn nhân động đất ở Nhật Bản. Nữ ca sĩ yêu chuộng hòa bình Yokoi Kumiko qua đời hôm 14/01/2021 và do tình hình dịch Covid-19, gia đình bà tổ chức tang lễ gọn nhẹ vào ngày 20/01/2021.
Nữ danh ca Yokoi Kumiko ra đi ở tuổi 76, nhưng trong tâm tưởng của những người yêu chuộng hòa bình, hình ảnh của bà sẽ vẫn đọng lại mãi ở thời điểm bà 29 tuổi – khi bà ôm đàn ghi-ta và hát giữa chiến trường ở Việt Nam. Khi ấy Yokoi Kumiko đã có một mái ấm với cậu con trai mới 2 tuổi. Bà đã quyết định đến Việt Nam với sự ủng hộ của chồng mình là ông Tomoyori Hidetaka để phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa mà quân đội Mỹ gây ra tại Việt Nam. Trong khoảng thời gian cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1973, Yokoi Kumiko đã vượt hàng nghìn km từ Nhật Bản đến Hà Nội, Quảng Bình để biểu diễn nhiều ca khúc để phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam trong đó có bài hát “Hãy chặn chiến xa lại”. Hoạt động ca hát này đã phần nào tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu giành độc lập tự do cho đất nước. Bài hát “Hãy chặn chiến xa lại” của bà đã được Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài phát thanh Hà Nội thu âm và phát lại rất nhiều lần. Bà đến Việt Nam một mình, nhưng ca khúc “Hãy chặn chiến xa lại” đại diện cho tình yêu Hòa bình của quê hương bà.
Năm 1972, tại vùng Sagami Harashi (tỉnh Kanagawa, Nhật Bản), rất nhiều người dân đã xuống đường ngăn quân đội Mỹ chuyển những chiếc xe tăng M48 và khí tài từ các căn cứ quân sự tại Nhật Bản mang đến phục vụ chiến tranh ở Việt Nam. Họ đã cùng nhau hát ca khúc Sensha wa ugokenai (Hãy chặn chiến xa lại) nhằm phản đối cuộc chiến Mỹ tiến hành ở Việt Nam. Ca sĩ Yokoi Kumiko cũng đã tham gia những hoạt động phản chiến đó và sau khi từ Việt Nam trở về, bà lại tiếp tục mang ca khúc này đi biểu diễn ở nhiều nơi tại Nhật Bản và một số quốc gia khác.
Năm 1994, Yokoi Kumiko quay lại Việt Nam biểu diễn tại Hà Nội. Nhiều năm sau đó, bà tiếp tục đến Việt Nam để thực hiện những chương trình thiện nguyện, vận động giúp đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam, nhất là trẻ em ở Hà Nội, Thừa Thiên-Huế… Năm 2005, Yokoi Kumiko được Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trao tặng Huân chương Hữu nghị quốc tế.
Trong nhiều lần đến Việt Nam, ca sĩ Yokoi Kumiko đã đến Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh 2 lần: lần 1: 22/3/2017; lần 2: 16/3/2018 và đã trao tặng cho Bảo tàng khoảng 20 ảnh, tư liệu và 01 hiện vật là “Đĩa than” trong đó có bài hát “Hãy chặn chiến xa” (SENSYA HA UGOKENAI). Bức ảnh bà đang hát ca khúc này tại chiến trường Bình Trị Thiên cũng được bà tặng Bảo tàng trong dịp này với mong muốn lan tỏa tinh thần yêu chuộng hòa bình đến với khách tham quan.
Vào năm 2017, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã phối hợp với Ban quản lý “Dự án Yamazaki Hiroaki 8 tháng 10” – Nhật Bản triển lãm về “Phong trào hòa bình Nhật Bản ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh (1954 - 1975) và tình hữu nghị Việt - Nhật”. Bên cạnh những hình ảnh, tư liệu do Ban quản lý “Dự án Yamazaki Hiroaki 8 tháng 10” cung cấp, Bảo tàng còn giới thiệu đến khách tham quan nhiều hình ảnh, hiện vật do các tập thể và cá nhân yêu chuộng hòa bình khác đã tặng cho Bảo tàng trong suốt nhiều năm, trong đó có hình ảnh của ca sĩ Yokoi Kumiko. Đến cuối năm 2018, Bảo tàng thực hiện việc chỉnh lý trưng bày mới và ảnh của bà Yokoi đã được chúng tôi thêm vào vì đây là bức ảnh mang ý nghĩa rất hay và hình thức đấu tranh cũng khác biệt so với các phong trào phản chiến của nhân dân các nước trên thế giới ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.
Giờ đây, cho dù bà không còn nữa, nhưng hành trình lan tỏa tình yêu hòa bình của bà sẽ được Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh nối dài mãi. Chúng tôi sẽ luôn nhớ hình ảnh của Yokoi Kumiko - một nữ ca sĩ yêu hòa bình, yêu Việt Nam!
Hình ảnh người chiến sĩ trong mặt trận chống Covid-19 (17/08/2022)
Chân dung người phụ nữ da màu “quyền lực” qua các huy hiệu phản chiến (09/08/2022)
Vai trò của Trại Davis - Sài Gòn trong tiến trình thực hiện Hiệp định Paris về Việt Nam (09/08/2022)
Trận càn Cedar Falls năm 1967 trong Chiến tranh ở Việt Nam (09/08/2022)
Lịch sử đường Võ Văn Tần (09/08/2022)
Những dấu mốc tháng 7 gắn với sự đổi thay của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (29/07/2022)
Sự đối lập của cuộc chiến qua khung ảnh của hai phóng viên thuộc hai chiến tuyến: Henri Huet và Hồ Ca (29/07/2022)
Thư thời chiến (25/07/2022)
Người nữ cựu tù với chiếc áo dài (23/06/2022)
Những thiên thần áo trắng thời kỳ mới (28/02/2022)
Đoàn Đại biểu Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND Xã Đồng Kỳ, Yên Thế, Bắc Giang tới thăm Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Sài Gòn. Những chứng tích để lại cho em cháu, các thế hệ người con đất Việt, thật cảm động và tự hào về sự hy sinh cao cả của cha anh vì độc lập, tự do cho dân tộc. Thật tự hào!
Con là Tin 6 tuổi, con học được nhiều điều sau chuyến tham quan. Con sẽ tự hào với dân tộc Việt Nam.
Con đã quay lại lần hai. Cảm xúc vẫn như lúc ban đầu. Con cám ơn tất cả. Ông/Bà ngoại con cũng từng là những người lính đấu tranh bảo vệ dân tộc. Con đến đây và hiểu nhiều hơn về sự hy sinh của ông cha ta. Con cảm thấy biết ơn vì hiện tại được sống trong đất nước hòa bình. Con sẽ cố gắng phấn đấu để góp một phần cho đất nước phát triển hơn nữa
Con thấy Việt Nam chúng ta rất đoàn kết, không chịu thua một đất nước là Mỹ. Việt Nam con họ không hề bỏ nước, luôn luôn vươn lên chiến đấu không ngừng, con rất quý mến họ và sẽ noi gương theo họ.
Hôm nay, tôi đã tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Tôi rất xúc động khi nhìn những bức ảnh – nhìn lại quá khứ kinh hoàng của cả dân tộc. Tôi đã khóc khi nhìn những bức ảnh ấy. Biết ơn vô cùng những người lính, những người chiến sĩ đã hy sinh thân mình cho nền độc lập của Tổ quốc
Ngày 19/5/2022, nhân dịp kỉ niệm 132 năm ngày sinh của Bác Hồ, tập thể 20CLC11 Khoa Công nghệ thông tin chương trình chất lượng cao trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên đã đến tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Sau buổi tham quan, chúng em đã thấy được thiệt hại nặng nề mà các cuộc chiến tranh để lại, đặc biệt là kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975 đã tước đi vô vàn sinh mạng của các chiến sĩ và nhân dân yêu nước. Chính vì thế, chúng em càng thấu hiểu được sự đau khổ và tinh thần bất khuất, lòng yêu nước nồng nàn của đồng bào Việt Nam. Chúng em sẽ cố gắng bảo vệ, gìn giữ bản sắc dân tộc và cùng xây dựng, phát triển đất nước ta ngày một lớn mạnh hơn.
Very good museum! It really to help to understand what really happened. Everything is much more real than expected. I’m very happy to see that Vietnam War in another country. Một bảo tàng tuyệt vời! Nơi đây thật sự hữu ích trong việc để hiểu những gì thật sự đã xảy ra. Tất cả mọi thứ đều chân thực vượt quá sự trông đợi. Tôi rất hạnh phúc khi lại tham quan Chiến tranh Việt Nam tại một quốc gia khác.
Can’t believe the Vietnam War lasted 17 years! The amount of destruction cause unimaginable! Much love to Vietnamese people. Không thể tin Chiến tranh Việt Nam kéo dài 17 năm. Tổng số thiệt hại thật không thể tưởng tượng được. Gửi thật nhiều yêu thương cho người dân Việt Nam.
Là một giáo viên dạy Lịch sử, khi được tham quan bảo tàng, bản thân nhận thấy rằng “phải trân quý hơn bao giờ hết “hòa bình – độc lập – tự do”, càng biết ơn biết bao nhiêu sự hi sinh của biết bao thế hệ cha ông đi trước. Hòa bình – Độc lập – Tự do ! Giữ gìn từng tấc đất. !
Những hình ảnh, dẫn chứng, di tích, hiện vật đã làm sống lại một thời quá khứ đầy đau thương, mất mát nhưng vô cùng oanh liệt, hào hùng ở trong tôi. Cầu chúc cho nước nhà, dân tộc ngày một vững mạnh, phồn vinh. Thế hệ trẻ là những thế hệ làm nên đất nước của mai sau. Lịch sử vẫn sẽ sống mãi, không nên bị lãng quên.
Ngày 21/06/2018