28 Võ Văn Tần, P6, Q3, Tp HCM bt.ctct.svhtt@tphcm.gov.vn (+84) 08 2203 0682 - (+84) 28 3930 6664
Chuông bằng vỏ bom 500 cân Anh
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng bom mìn đánh phá nhiều địa phương trong đó có tỉnh Bình Thuận. Ác liệt nhất là giai đoạn từ năm 1960-1972, quân đội Mỹ đã ném bom vào khu tam giác sắt (Hàm Thắng, Hàm Chính, Hàm Liêm), huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận gây ra nhiều mất mát, đau thương cho dân cư những vùng này.
Số người chết được người dân gom lại tập trung về ngôi chùa Bửu Lâm tại thôn Bình Lâm, xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, sau đó người nhà đến nhận và đem đi chôn cất. Chùa Bửu Lâm được xây dựng vào năm 1960, trong khu Ấp chiến lược do chính quyền Sài Gòn cũ thiết lập. Lúc đầu Chùa được dựng lên rất đơn sơ bằng tre lá và không có chuông để cử hành các nghi lễ. Vì vậy người dân đã cắt lấy một nửa vỏ quả bom 500 cân Anh chưa nổ, điểm nhãn 4 Hán tự (chuyển ngữ tiếng Việt là Xuân, Hạ, Thu, Đông) bốn phía xung quanh với ý nghĩa biểu trưng cho sự vận hành tự nhiên, là quy luật 4 mùa xoay chuyển trong đất trời, là vòng luân hồi sinh - ly - tử - biệt theo triết lý Phật giáo. Sau đó dùng sợi dây cáp treo lên cái giá xem như Đại Hồng chung của chùa. Mỗi khi hành lễ âm thanh của chuông vang lên như lời thức tỉnh bản giác con người với mong ước đất nước được hòa bình.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Hòa Thượng Đạo Hiệu Thích Thông Giám trụ trì chùa đã cho quy tập hài các cốt liệt sĩ về chùa và tổ chức lễ cầu siêu trước khi an táng tại Nghĩa Trang Liệt Sĩ. Năm 1994, Hòa Thượng Thích Thông Giám đã vận động xây dựng Nhà Hội (Chánh Điện) và cho đúc Đại hồng chung mới thay thế chiếc chuông làm bằng vỏ bom cũ. Tháng 06/2012, Thượng Tọa Thích Nguyên Hộ - kế vị trụ trì đã tặng chuông bằng vỏ bom cho Nhà sưu tập Nguyễn Ngọc Ẩn để làm hiện vật Bảo tàng. Ngày 12/01/2020, ông Ẩn trao tặng chuông cho Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh để thông điệp về giá trị hòa bình được truyền đến với khách tham quan.
Chuông bằng vỏ bom 500 cân Anh (12/01/2021)
Sơ lược về Hiệp định Genève (20/11/2020)
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh - Nơi lưu giữ di sản ký ức "Giá trị hoà bình" (11/11/2020)
Chiến tranh hoá học của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1972) (07/09/2020)
Heather Anne Morris - Nạn nhân chất độc da cam đấu tranh cho công lý (01/09/2020)
Hệ thống báo động phòng tránh máy bay ném bom trong chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam (13/08/2020)
Một số hoạt động biểu tình tiêu biểu của sinh viên Mỹ chống chiến tranh Việt Nam (20/07/2020)
Phong trào đốt thẻ quân địch của thanh niên Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (20/07/2020)
Hoạt động phản đối chiến tranh Việt Nam tại Australia từ 1965 - 1973 (17/06/2020)
Phong trào hòa bình Nhật Bản ủng hộ Việt Nam giai đoạn 1968 - 1973 (17/06/2020)
Chúng tôi đã có dịp tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh và cảm thấy rùng mình vì những tội ác mà Mỹ gây ra cho nhân dân Việt Nam ta, hậu quả là để lại cho nhân dân ta căn bệnh quái ác mang tên “Chất độc da cam” và bom mìn vẫn còn lưu lại trong lòng đất. Chúng tôi vô cùng biết ơn những người lính, người anh hùng của dân tộc về sự kiên cường, bất khuất và lòng yêu nước tha thiết đã chiến đấu hết mình để giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam và nền hòa bình hiện nay chúng tôi có được.
Được học môn Lịch sử Đảng và đây chính là cơ hội cho nhóm em đến Bảo tàng tham quan cũng như nhìn nhận để thấu rõ hơn những nỗi đau, những vết cắt cả ở trong lòng cũng như ngoài thể xác. Là thế hệ thanh niên tiếp nối ngày hôm nay, tụi em chỉ biết thầm cảm ơn sâu sắc đến những “con người” đã hi sinh bản thân mình, không ngại mọi gian khó để viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc ta, để sẽ như một Việt Nam mà bạn bè trên thế giới phải khâm phục sau bao nhiêu chiến tranh bảo vệ đât nước. Mong rằng thế giới này sẽ luôn hòa bình, sẽ không còn chiến tranh, phân biệt. Hy vọng sẽ luôn mãi hòa bình cho tất cả các bạn và cho tôi. Tôi yêu Việt Nam.
Chiến tranh đã mang lại nhiều nỗi đau và tôi đã thật sự khóc khi đến đây và xem những trưng bày của Bảo tàng. Cám ơn rất nhiều!
Chúng em là sinh viên năm 2 của trường Đại học Ngoại ngữ Tin học Tp.HCM. Hôm nay thông qua việc làm bài tập nhóm, chúng em mới biết được rằng, ở thời đại bây giờ còn tồn tại nơi lưu giữ những ký ức và hiện vật lịch sử như nơi đây. Tụi em từng học lịch sử và cảm thấy môn học rất nhàm chán, nhưng quan điểm của em đã thay đổi phần nào nhờ vào những hình ảnh chứng cứ và hiện vật, những điều này mô tả chân thật những sự kiện và em biết ơn trước những sự hy sinh của cha ông ta. Đã chiến đấu bất khuất, oanh liệt trước sự tàn ác của các nước xâm lược. Cám ơn vì tất cả.
Một ngày mưa – ngày 20/5/2020. Tôi tròn 20 tuổi, đến với Thành phố Hồ Chí Minh, đến với một nơi đầy phát triển, sôi động nhưng cũng có những nét nhẹ nhàng, hồi tưởng. Nơi bảo tàng đã cho tôi hiểu hơn về quá khứ, về lịch sử hào hùng mà đau thương để tôi trân quý hơn cuộc sống hòa bình này, để có thể sống cố gắng hơn, làm một con người hoàn thiện hơn.
Chỉ biết gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những chiến binh, những anh hùng dũng cảm của thời chiến. Tôi rất ngưỡng mộ họ vì tấm lòng nhân ái và quả cảm. Một lần nữa cảm ơn đến những người đã khuất. Dân tộc độc lập – nước nhà bình yên! Và tôi mong muốn những công dân Mỹ khi đặt chân tới Việt Nam thì hãy một lần ghé thăm Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh này để thấy thương cho đất nước Việt Nam nhỏ bé của chúng tôi.
Xúc động là cảm nhận đầu tiên khi tôi tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Chiến tranh thật khốc liệt. Máu, nước mắt và biết bao người đã phải hi sinh. . . Là một người con Quảng Trị – nơi có Thành Cổ đầy máu và xương của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh – tôi càng thêm cảm mến và biết ơn; có cái nhìn toàn diện về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Hãy trân trọng và ở bên nhau khi còn có thể.
Tôi là thế hệ con em sau chiến tranh được sinh ra, cảm thấy đau xót cho những mất mát, hy sinh của những người đi trước thật lớn lao không gì có thể bù đắp được. Cho nên chúng tôi càng cảm thấy có trách nhiệm với cuộc sống này, với đất nước đã được thống nhất, bình yên như thế này là sự cống hiến của những người đã hy sinh vì Tổ quốc. Chúng tôi sẽ xây dựng đất nước ngày càng phát triển để xứng đáng với những hy sinh của những người đi trước. Với quốc tế, khi gặp gỡ, làm việc với họ, chúng tôi sẽ chia sẻ những mất mát đau thương của người dân Việt Nam nhưng chúng tôi vẫn nén nỗi đau, để quá khứ đi qua, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với Mỹ, với Pháp… để xây dựng nước Việt Nam đàng hoàng, nhân ái, bao dung với kẻ thù dân tộc để họ biến cảm nhận trước thành khâm phục con người Việt Nam ngày nay hơn nữa!
Khi tham quan, tôi nhận ra rằng chiến tranh thật ác liệt. Tôi sống và lớn lên trong hòa bình, vậy nên nhờ những tư liệu và hình ảnh đã cho tôi khái niệm rõ nét về cuộc chiến phi nghĩa này. Sắp tới đây là kỉ niệm 45 năm giải phóng và thống nhất đất nước 1975 - 2020. Chúc mừng 45 năm Đại thắng toàn vẹn !
Ngày 21/06/2018